Ngày bé tôi có một người bà, à phải gọi là bà cố vì tôi là chắt của bà. Cố bị mù nhưng trong đầu của cố là cả một kho tàng truyện cười dân gian. Tôi không rõ những câu chuyện đó từ đâu và do ai sáng tác lưu truyền. Chỉ biết rằng mỗi trưa hè nóng được nằm trên chiếc giường con con nơi phòng của cố, cảm nhận từng luồng gió phe phẩy từ cái quạt nan, nơi mũi thoang thoảng cái mùi chiếu cói và nghe cố thủ thỉ những câu chuyện cười truyền lại từ bao đời là ký ức đẹp.

Và cứ thế tâm hồn tôi lớn lên với từng câu chữ đó.

Cái tuổi thơ của tôi nó ấm cúng lắm, 1 mẩu truyện ngắn, 1 trích đoạn cổ tích trong sách giáo khoa cấp một, hai cũng đủ làm tôi hạnh phúc trân quý quyển sách đến nhường nào. Chú dế mèn dũng cảm, hay ông lão đánh cá, những bức vẽ tưởng chừng mộc mạc đơn giản nhưng nó lại đẹp đến mê người.

Có một hồi tôi đi hội chợ sách chỉ để mua tuyển tập andecxengrim để dành sau này đọc cho con cái nghe (trong khi đó đang ế chổng càng)

Tôi từng đứng hình vì một câu hỏi: “Ai sẽ viết truyện cho con nít?” và cả những ca khúc thiếu nhi nữa. Viết nhạc, viết sách bây giờ cái gì cũng quy ra tiền hết, viết nhạc con nít đâu có tiền đâu, cứ ê a 1 hai câu anh yêu em, em yêu anh lặp đi vài ba nhịp là có tiền chứ nhạc con nít vừa khó, vừa chả ai quan tâm. Tôi buồn vì tự nhiên cảm thấy một thế hệ đang bị bỏ quên bởi smartphone, tablet và những trò chơi đâm chém dễ dàng cài đặt..

Anh đang biết em đang nghĩ gì nghĩ gì :))

Lòng tự nhủ sẽ viết một cái gì đó cho con nít, để mang đến cho chúng nó 1 thiên đường đúng nghĩa của trẻ thơ. Và cũng nghĩ mình dở hơi, nhưng tôi thật sự muốn viết một cái gì đó viễn vông nhưng là phác họa lại lịch sử của người việt ta. Lên các diễn đàn truyện, thấy kho tàng truyện bởi các tác giả trung quốc, từ cổ trang đến viễn, ảo, huyền huyễn… nghĩ lại Việt Nam mình cũng có thiếu gì sự hào hùng đó đâu. Đi đâu cũng vỗ ngực tự hào tôi người việt, mà có điều gì đó chưa là điểm nhấn.

Nghĩ gì cho hay?

Nó không phải là người hàn nhưng nó biết ông Ju Mông, nó không phải là tàu nhưng nó biết nào Khang Hy, nào Lưu gù.

Còn ngày nào cũng đi học đường Quang Trung, về rẽ phố Nguyễn Huệ, nhà ở Hai Bà Trưng, đi chơi ở đường Nguyễn Du nó còn chả biết họ là ai…

Tôi từng nghe ai đó nói, người phải thực sự trải qua một phần cuộc đời, cảm nhận được cuộc đời, bị thương bởi cuộc đời, lành sẹo bởi cuộc đời mới có thể đủ lực để cầm bút viết cho thiếu nhi. Những bài hát, câu chuyện hay không bao giờ được sáng tác bởi những con người chưa từng trải qua thương đau, như Andersen, như Phạm Tuyên, như Tô Hoài,… và còn như bà cố

Viết lung tung thế thôi… hết cảm hứng rồi :))