Vào những ngày tháng 8 âm lịch hằng năm, mọi người lại háo hức chờ đón tết Trung Thu, một trong bốn cái tết trong năm của người Việt. Từ thời xa xưa, đêm 15 tháng 8 âm lịch – khi mặt trăng tròn đầy và sang nhất, cũng là dịp để các gia đình gặp gỡ nhau, ăn mừng một vụ mùa bội thu và cùng ăn uống trong bầu không khí vui vẻ, ấm áp.
Ngày nay, tết Trung Thu (tên tiếng anh là Mid-Autumn) vẫn là một ngày lễ quan trọng với nhiều nước ở Châu Á. Đó là dịp để những đứa con xa quê về xum họp với gia đình hay là lúc để những ông bố bà mẹ tạm gác lại công việc để đưa con cái đi chơi và những cặp đôi yêu nhau có cơ hội thể hiện bày tỏ tình cảm và và và …cắc bùm cheng :))
Sự tích chị Hằng Nga
Tương truyền, vào thời xa xưa trên trời xuất hiện mười ông mặt trời tàn phá thế giới với một đợt hạn hán khủng khiếp.Vì vậy, Hậu Nghệ, người có tài bắn cung siêu phàm bắn hạ chín mặt trời, cứu sống những người dân trên Trái Đất.
Để thưởng cho công lao to lớn mà Hậu Nghệ đạt được, Ngọc Hoàng đã ban cho Hậu Nghệ một viên thuốc bất tử. Anh mang nó về nhà và cất giữ cẩn thận trong một chiếc hộp, dự định sau này sẽ chia sẻ với người vợ xinh đẹp của mình – Hằng Nga.
Tuy nhiên, trong một ngày Hậu Nghệ ra ngoài đi săn, Hằng Nga tình cờ tìm được chiếc hộp đựng viên thuốc bất tử. Vì quá tò mò, nàng đã nuốt thử viên thuốc. Ngay lập tức Hằng Nga bay lên trời do công lực của thuốc quá mạnh.
Lúc này, Hậu Nghệ vừa về nhà thì đã nhìn thấy “người vợ – người mình yêu thương” đang dần khuất xa khỏi tầm mắt, nhưng Hậu Nghệ bất lực không có cách nào để níu giư nàng lại. Hằng Nga cứ bay lên bay lên mãi cho đến khi hạ xuống được Mặt Trăng, đây được gọi là truyền thuyết “Hằng Nga bôn nguyệt”.
Trên cung trăng, Hằng Nga kết bạn với một con thỏ ngọc đang chế thuốc trường sinh, cũng đang sống trên cung trăng.
Sau khi Hằng Nga ra đi, Hậu Nghệ ngày nhớ đêm mong đến người vợ của mình. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”.
Từ đó trở đi, cứ vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, hai người lại được gặp mặt nhau. Cũng vì vậy mà người ta luôn thấy rằng mặt trăng tròn trĩnh và sáng vằng vặc trong ngày này, thấy rõ được niềm vui niềm hạnh phúc viên mãn của đôi vợ chồng Hằng Nga – Hậu Nghệ sau những tháng ngày dài xa cách.
WOW một câu chuyện thật là cảm động ^^
Những chiếc lồng đèn vào những đêm trung thu!
Lồng đèn đã xuất hiện hàng ngàn năm trước từ Trung Quốc.Người ta thường treo những chiếc đèn lồng màu đỏ để tạo không khí lễ hội. Kể từ đó, đèn lồng là thứ dường như không thể thiếu trong các dịp lễ hội ở Trung Quốc.
Ở Việt Nam, lồng đèn thương được gắng liền với tết Trung thu. Rước đèn là truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp Trung thu của trẻ em Việt Nam với những chiến đèn lồng có hình thù đa dạng. Những hình thù của đèn lồng thuyền thống đều mang một ý nghĩa phong thủy riêng.
Dưới đây là một vài loại đèn Trung thu phổ biến:
- Lồng đèn con cóc: người ta tái hiện hình ảnh con cóc qua những chiếc lồng đèn cho trẻ em vui chơi với ý muốn cầu mong thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu, sự thịnh vượng và may mắn.
- Lồng đèn cá chép: Cá chép cũng là con vật ưa thích được lựa chọn trên những loại hình nghệ thuật dân gian: tranh Đông Hồ, điêu khắc, hình xăm,… Tết Trung thu, hình ảnh cá chép xuất hiện trong hình thù những chiếc lồng đèn với nhiều mong ước. Trong học hành thi cử, cá chép tượng trưng cho sự cầu tiến, vượt khó để tiến tới đỗ đạt cho con em mình. Cá chép còn biểu trưng cho sự đoàn kết, sức mạnh và thành công.
- Lồng đèn ông sao: có thể nói đây là loại đèn phổ biến nhất với các em nhỏ. Đèn ông sao có thể nói là loại đèn đơn giản nhất nhưng cũng không kém phần thu hút với các thế hệ trẻ em. Đặc biệt đối với những thế hệ trải qua thời chiến tranh, cuộc sống khốn khó nên chiếc đèn ông sao với những nguyên liệu sẵn có đã trở thành món đồ chơi quen thuộc, là hi vọng, là “ánh sao hòa bình” cho người dân Việt Nam bấy giờ.
Ngày nay, sự sáng tạo không ngừng của những con người trong nghề và những bạn học sinh đã tạo nên nhiều loại đèn khác nhau cả về kích thước lẫn màu sắc mà vẫn giữ nguyên được tính truyền thống: đèn trống, đèn mặt trời, đèn mặt trăng, đèn bánh chưng, đèn bông sen…và cây đèn thông dụng nhất ở miền quê là ĐÈN GIÓ :))
Ngoài ra với sự phát triền của công nghệ đã làm nên các loại đèn nhựa đầy đủ màu sắc, ánh đèn và các bản nhạc trung thu làm kích thích sự sở hữu của những đứa trẻ.
Bánh Trung thu
Trung thu là dịp để mọi người giành thời gian để ngồi lại với nhau, kể nhau nghe những câu chuyện trong cuộc sống. Và để các cuộc gặp gỡ đó được ngọt ngào ấm cúng thì không thể thiếu món bánh Trung thu bên những tách trà nóng.
Bánh thường đúc trong khuôn gỗ hay khuôn nhựa và có hình tròn biểu hiện sư tròn đầy viên mãn. Ở Việt Nam có hai loại là bánh dẻo và bánh nướng:
- Bánh dẻo hình tròn và có màu trắng biểu hiện vầng trăng tròn và tình yêu khan khít giữa các cặp vợ chồng.
- Bánh nướng có màu sậm đặc trưng. Nhân bánh rất đa dạng như: hạt sen, dừa, đậu xanh… trong cùng là lòng đỏ trứng muối. Vị mặn của lòng đỏ trứng muối cùng vị ngọt của những nguyên liệu khác trung hòa, điều này gợi ta liên tưởng đến những cái đẹp trong cuộc sống, dù thường ngày có nếm bào nhiêu đắng cay khổ sở thì người thân, gia đình luôn bên ta chở che và trao những vị ngọt của tình thương. Cũng như chiếc bánh Trung Thu, trong mặn có ngọt tạo nên hương vị đậm đà trong cuộc sống.
Ngày nay, tuy cách làm bánh và các thành phần của bánh có những sự cách tân để phù hợp với văn hóa và thói quen sử dụng của con người. Nhưng chắc chắn những chiếc bánh Trung Thu là thứ không thể thiếu trong những ngày Rằm tháng 8 hằng năm. Ngoài 2 loại bánh dẻo và nướng trên còn có các loại khác: bánh trung thu tỏi đen, bánh trung thu dẻo lạnh, bánh trung thu rau câu đủ vị mặn ngọt nổi tiếng với hãng KINH ĐÔ
Lễ hội Múa Lân vào đêm trung thu
Trong truyền thuyết dân gian Kỳ Lân là một trong bốn linh vật gồm Long, Lân, Quy, Phụng. Kỳ lân là con vật nửa Rồng nửa Thú và chỉ có một sừng, được xem là hiện thân của Từ Tâm vì không dùng sừng để tấn công người khác. Lân quan trong thứ hai trong bộ tứ linh, chỉ đứng sau Long.
Trong tín ngưỡng dân gian, Kỳ Lân là biểu tượng của sự nguy nga và trường thọ. Tuy có hình thù như quái vật nhưng lại hiền lành, ngây ngô, vui vẻ. Học theo đức Phật, Lân ăn chay, niệm phật, sống ở những nơi thanh bình. Vì vậy, những nơi Lân ghé đến thì hạnh phúc, may mắn cũng ghé đến.
Việc múa lân trong dịp lễ Trung Thu hay tết Nguyên Đán tương truyền là tập tục bắt nguồn từ tích Phật Di Lặc chế ngự Lân bảo vệ dân lành. Trong các màn trình diễn lân, ông Địa thường có bụng phệ, áo quần sặc sỡ, tay cầm quạt và mặt luôn tươi cười đi theo đùa giỡn Lân, chọc cười những người xem lân. Hình ảnh ông Địa con Lân thể hiện sự hòa hợp giữa con người và động vật trong thiên nhiên.
Vì mang những ý nghĩa tốt đẹp đó mà ngày nay, trong các dịp lễ tết hay khai trương, mở tiệm múa lân là điều không thể thiếu để đem may mắn và thịnh vượng. Đặc biệt biệt, trong các dịp Trung Thu, múa lân đã trở thành hoạt động không thể thiếu để làm náo động không khí và mang lại niềm vui cho trẻ em.
[ Mid-Autumn] Tết Trung Thu – Múa Lân from bigatm on Vimeo.
Mâm cỗ Trung Thu
Mâm cỗ truyền thống của người Việt Nam đầy đủ những loại hoa quả đặc trưng của mùa Trung Thu. Trong đó bưởi xanh dường như là không thể thiếu, quả hồng đỏ, thanh long thanh mát, lựu, ổi, dưa hấu, cam,… Ngày nay với sự khéo léo của đôi bàn tay đã tạo ra nhiều loại quả với những hình dạng con vật ngỗ nghĩnh khiến mâm quả Trung Thu trở nên sinh động hơn rất nhiều.
Điều quan trọng nhất để có mâm cỗ đẹp đó là màu sắc của các loại hoa quả. Chọn càng nhiều loại trái cây, nhiều màu sắc càng tốt. Hãy chọn có quả xanh, quả chín. Bởi màu xanh mang tính âm, quả chín mang tính dương tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.
Các loại quả được tỉa thành hình các con vật rất xinh xắn ngộ nghĩnh như: những chú cá từ quả thanh long, con nhím bằng quả lê và nho hay con công bằng quả bí ngòi khiên mâm cỗ them phần bắt mắt và sinh động.
Các bài hát về tết Trung Thu
Các bài hát nổi tiếng được nghe nhiều vào mỗi dịp trung thu đa phần đến từ các bé mầm non, thiếu nhi:
- Rước đèn tháng tám
- Rước đèn trung thu
- Chiếc đèn ông sao
- Vầng trăng cổ tích
- Tết suối hồng
- Lên thăm chú cuội
- Vầng trăng yêu thương
- Đêm trăng trung thu
- Thằng cuội
- Trung thu
- …v.v
Và không thể thiếu là các bản – các bài hát về trung thu được làm mới biến tấu sôi động: Remix, Nonstop, Vinahouse, DJ, Liên khúc…
Tết Trung Thu chơi gì?
Vào những ngày này: 14, 15, 16/8 âm lịch người ta thường xuống phố đi dạo, đi chơi, ăn uống đủ kiểu và không thể thiếu đó là xem múa lân và các hoạt động abcxyz. Người lớn tuổi thì ăn bánh uống trà xem múa lân, còn các đổi bạn trẻ thì ăn uống nhậu nhẹt xong rồi lại cắc bùm cheng :)). Còn những đứa FA thì về phòng bật quạt đắp chăn ngủ phè, gamer thì auto xuyên.
Địa điểm vui chơi trung thu tại Huế vào ban ngày
- Cầu Ngói Thanh Toàn
- Chùa Thiên Mụ
- Đại Nội
- Check in sống ảo tại các quán coffee, trà sữa…
- Có thể đi tham quan các ngôi chùa…
Địa điểm vui chơi trung thu tại Huế vào ban đêm
- Quảng trường Ngọ Môn
- Chạy xe tại các cung đường xem múa Lân cả trong thành lẫn ngoài thành
- Xem đấu Lân ở ngoại thành (thường là ở cầu Kho Rèn)
Vì đêm trung thu chính thức năm 2019 là vào ngày 13 tháng 9 (thứ 6 ngày 13 đó nhé) :)) tức ngày 15/8 âm lịch. Vào những ngày cuối tuần nên có thời gian nghỉ ngơi thỏa mái để tụ họp ăn uống, nhậu nhẹt…
Địa điểm bán bánh Trung Thu ngon uy tín chất lượng tại Huế
Hiện nay tại các cung đường Huế đã thấy bán bánh trung thu khá nhiều, nổi tiếng với hãng bánh KINH ĐÔ. Đặc biệt với đường Hùng Vương thì con đường này lúc nào cũng có sớm và có nhiều. Bên cạnh đó các cung đường khác: Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng… vẫn có bán và bán nhiều.
Với hãng bánh trung thu Kinh Đô này thì được nhiều người mua về làm quà vì có đầy đủ các dòng bánh cao cấp lẫn cơ bản. Các loại nhân bánh trung thu rất đặc biệt và hộp đựng bánh trung thu cũng rất cao cấp và đẹp mặt vì thế mà được nhiều người chọn mua. Giá giao động từ 40 nghìn – 4 triệu/hộp.
Ngoài ra cũng có các thương hiệu khác với made in nhà làm cũng được nhiều người ủng hộ không kém chất lượng và mẫu mã cũng rất ok. Nhưng hãy cảnh giác với các loại bánh giả, bánh không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cẩn thận ăn vào đau bụng và ngộ độc nhé!
Xem thêm tin hay: Ý nghĩa tết Hàn Thực